BÀI 10
Phân
Chia Đất
Nếp Sống Công Chính
Giô suê 20:1-21:45
Dẫn nhập:
Có
người cho rằng “giành lấy nước đã khó, nhưng gìn giữ nước lại càng khó hơn”. Việc
chiến đấu để giành lấy đất nước và chuyện đem đến một đời sống ấm no hạnh phúc
cho người dân là hai việc không giống nhau. Giành lấy nước bằng sức mạnh của vũ
lực, nhưng để đem đến hạnh phúc ấm no cho người dân, phải cần đến một đường lối
cai trị công bình và chánh trực.
Sau
khi ban đất hứa cho mười hai chi phái, Đức Chúa Trời tiếp tục giúp đỡ Y-sơ-ra-ên
có thể hưởng phước lâu dài trong đất bằng cách truyền cho họ thiết lập một
chính sách dựa trên sự công bình và chánh trực. Chúa truyền cho họ lập những
cái thành ẩn náu dùng làm nơi trú ẩn cho những người lỡ tay làm chết người cho
đến khi được xét xử cách công bằng. Biệt riêng những cái thành dành cho người
Lê vi sinh sống. Tưởng thưởng cho những chi phái ở bên kia sông được trở về quê
hương mình sau khi hoàn thành “nghĩa vụ quân sự”, giải quyết “những tranh chấp
chung quanh cái bàn thờ” của mười hai chi phái v.v…
Câu
chuyện về việc thiết lập nền tảng luật pháp dựa trên sự công bình và chánh trực
còn là một bài học thuộc linh cho Hội Thánh Đức Chúa Trời ngày nay. Cơ-đốc nhân
được cứu bởi ân điển lạ lùng của Chúa, được ban cho những phước hạnh lớn lao
khi tin cậy vâng lời Chúa. Tuy nhiên để hưởng phước lâu dài, họ cần phải tiếp tục
sống một đời sống công bình và chánh trực giữa cộng đồng. Việc sống đời sống
công chính giúp làm vinh hiển Chúa và là một bằng cớ thuyết phục người khác chạy
đến với Ngài.
Bằng cách thuật lại những gì Chúa truyền cho
Y-sơ-ra-ên phải làm sau khi phân chia đất hứa, một lần nữa tác giả muốn khẳng định
chân lý của Thánh kinh: Đức Chúa Trời là Đấng Thành Tín Giữ lời giao ước, sẵn
lòng ban đất cho Y-sơ-ra-ên. Để có thể hưởng phước lâu dài trong đất, họ cần phải
sống một đời sống công bình và chánh trực (Êph 4:1, Phi 1:27, Côl 1:10 …).
I. Tìm
Hiểu Cấu Trúc:
Với chủ đề là “nếp sống công chính”, tác giả tiếp
tục trình bày với 5 phần chính rõ rệt
nói lên mạng lệnh của Chúa sau khi ban đất hứa cho Y-sơ-ra-ên:
1.
Mạng lệnh về nếp sống công chính được bày tỏ qua việc
Chúa truyền thiết lập những cái thành ẩn náu dành cho người ngộ sát (20:1-9).
2.
Mạng lệnh về nếp sống công chính được bày tỏ qua việc
Chúa truyền cấp cho người Lê vi những thành phố trong xứ (21:1-45).
3.
Mạng lệnh về nếp sống công chính được bày tỏ qua việc
Chúa truyền khen thưởng cho chi phái Ru bên, Gát và 1/2 chi phái Ma na se sau
khi hoàn thành nghĩa vụ (22:1-9).
4.
Mạng lệnh về nếp sống công chính được bày tỏ qua việc
Chúa truyền giải quyết “những xung đột chung quanh cái bàn thờ” của mười hai
chi phái (22:10-34).
5.
Mạng lệnh về nếp sống công chính được bày tỏ qua lời
khẳng định của Giô-suê, một người công chính gương mẫu (23:1-24:33).
Về cấu
trúc của văn kể chuyện, đây là phần kết của câu chuyện kể. Phần cho thấy sự chuẩn
bị kết thúc và hướng giải quyết của tác giả.
II. Những Thành Phố Đặc Biệt (20:1-21:45)
Như đã nói trong
bài học trước, thành phố là một trong những tài sản quí giá mà Chúa truyền cho Y-sơ-ra-ên
phải phân chia cho mười hai chi phái sau khi chiếm được. Thành phố tượng trưng
cho sự thịnh vượng, hạnh phúc, vui vẽ mà Chúa ban cho con cái Ngài.[1] Thành phố còn là một đồn lũy để dân sự có thể dựa vào đó để
bảo vệ mình khi đối diện kẻ thù. Ngoài việc Chúa truyền phân chia tất cả những
thành phố cho mười hai chi phái, Chúa còn truyền cho dân Y-sơ-ra-ên để riêng ra
cả thảy bốn mươi tám cái thành dành cho người Lê vi. Có thể nói, đây là những
thành phố đặc biệt mà Chúa truyền cho Y-sơ-ra-ên phải thiết lập.
Hình ảnh về những
thành phố của người Lê vi khiến liên tưởng đến hình ảnh tốt đẹp của Hội thánh Đức
Chúa Trời. Chúa Giê-xu ví sánh Hội Thánh như “một cái thành ở trên
núi” (Mat 5:14). Rất có thể Chúa Giê xu dùng để ám chỉ về những cái thành đặc
biệt trong câu chuyện này. Hội Thánh thật giống như cái “thành công bình và ấp
trung nghĩa” mà tiên tri Ê sai cũng đã nói đến (Esai 1:26).
A. Những Cái
Thành Ẩn Náu (20:1-9)
1. Mạng lệnh thiết lập những cái thành ẩn náu (Giô
20:1, Dân 35:9-11)
Chúa
nhắc lại cho Giô-suê mạng lệnh mà Ngài đã truyền cho Môi-se trước đó. Chắc hẳn
Giô-suê là người biết rõ hơn ai hết về mạng lệnh này. Đức Chúa Trời muốn qua những
cái thành ẩn náu nói lên sự công chính mà Ngài muốn Y-sơ-ra-ên phải thể hiện
khi ở trong xứ.
2. Mục đích:
Cụm từ “ẩn náu” nguyên văn Hê bơ rơ là “miglat” (refuge) có nghĩa là “trú ẩn”
hay “tỵ nạn”. Một nơi dành cho tội nhân lỡ tay sát hại một ai đó có thể chạy đến
xin tỵ nạn trong quảng đời còn lại của mình. Thành ẩn náu không phải là chổ bao
che cho tội phạm, nhưng là nơi để bênh vực những người không cố ý phạm tội có
thể ẩn náu để chờ xét xử. Tội nhân khi lỡ tay giết người có thể chạy đến trình
bày sự việc mình cho thầy tế lễ tại cổng thành. Người ấy sẽ được chỉ định cho một
chổ ở trong thành, sau đó được xét xử công minh. Nếu chứng minh là vô tội, có
thể được ở lại trong thành với sự bảo lãnh của Thầy tế lễ Thượng phẩm. Tuy
nhiên nếu có tội, vẫn sẽ phải chịu xử phạt theo khung hình phạt tùy theo tội trạng
mình.
Đức Chúa Trời nghiêm cấm giết người (Xuất
20:13). Luật Môi-se qui định “mạng
đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng” (Lê
24:20, Phục 19:21). Hể ai giết người, gia định của bị hại có quyền trả thù huyết
của người thân mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người lỡ tay vô ý làm
chết người, người ấy cần phải được xét xử cách công bằng.
3. Bảy qui định dành cho những cái thành ẩn náu:
So với Dân số ký 35:9-34, nhìn chung mạng lệnh
của Chúa là không thay đổi. Tuy nhiên ở mỗi phần đều có sự hướng dẫn khác nhau
và bổ sung cho nhau.
1.
Thành ẩn náu được biệt riêng ra từ những thành thuộc
quyền sở hữu của người Lê vi (Dân 35:6).
2.
Những cái thành ẩn náu phải được bố trí rải rác khắp
Y-sơ-ra-ên sao cho tội nhân dể dàng chạy đến (Dân 35:14)
3.
Thành ẩn náu được đặt dưới quyền bất khả xâm phạm của
Thầy Tế lễ Thượng phẩm (Giô 20:6)
4.
Các trưởng lão trong thành có trách nhiệm sắp xếp một chổ
ở cho phạm nhân trong thành cho đến khi được xét xử (Giô 20:4b)
5.
Không ai được quyền trả thù cho đến khi được xét xử
công minh (Giô 20:5).
6.
Người lỡ tay làm chết người được phép đứng nơi cổng
thành để trình bày sự tình của mình hầu được xét xử (Giô 20:4).
7.
Nếu xét thấy người là vô tội, phạm nhân được phép trở
lại và ở luôn trong thành cho đến khi Thầy tế lễ Thượng Phẩm qua đời (Giô
20:6).
Việc cho phép tội nhân tỵ nạn trong thành ẩn
náu không có nghĩa là người ấy vô tội khi giết người. Nhưng vì là không cố ý
nên được hưởng sự tha thứ. Để xứng đáng với ân điển, người ấy phải bày tỏ hành
động vâng phục của mình trong suốt thời gian ở trong thành. Không được rời khỏi
thành và phải ở trong sự bảo bọc của Thầy Tế lễ suốt cả đời khi nào Thầy Tế lễ
còn sống.
4. Ý Nghĩa:
Có thể nói, không có một hình ảnh nào đẹp đẽ
như hình ảnh về những cái thành ẩn náu. Nó cho thấy ân điển của Chúa và một nền
tảng luật pháp trọn vẹn ngay thẳng mà chỉ trong Chúa mới có được. Người lầm lỡ
phạm tội cần được sự tha thứ, nhưng người cố ý phạm tội phải xử phạt nghiêm
minh. Vượt trên những qui định “mắt đền mắt – răng đền răng”, Chúa muốn
Y-sơ-ra-ên thể hiện một nếp sống công chính đối với những người ngoại bang lẫn
Y-sơ-ra-ên khi họ vô tình phạm tội. Không phải sự cứng nhắc làm theo qui định
luật pháp mà là sự yêu thương cảm thông đối với người vô tình phạm tội. Người
phạm tội có quyền hưởng sự tha thứ nếu như biết ăn năn tìm đến với Chúa.
Đặc biệt, hình ảnh về những cái thành ẩn náu
trong Y-sơ-ra-ên rất gần gũi với hình ảnh của Hội Thánh Đức Chúa Trời:
Bảng So Sánh
Những Cái Thành Ẩn Náu
|
Hội Thánh
|
Thuộc quyền sở hữu của người Lê vi
|
Trong phạm vi trách nhiệm của Hội Thánh
|
Phải ở một vị trí gần nhất với tội nhân
|
Phải ở một vị trí tội nhân dể dàng tìm đến
|
Đặt dưới quyền bất khả xâm phạm của Thầy Tế lễ Thượng
Phẩm
|
Đặt dưới quyền bất khả xâm phạm của Chúa
|
Phải dành một chổ cho phạm nhân khi có cần
|
Phải có chổ cho người hư mất khi có cần
|
Không ai có quyền xâm phạm phạm nhân khi chưa được
xét xử
|
Có trách nhiệm bênh vực tội nhân cho đến khi được
xét xử công minh
|
Phạm nhân được quyền trình bày hoàn cảnh của mình để
được xét xử
|
Tội nhân được quyền trình bày hoàn cảnh mình giữa Hội
Thánh để được cứu giúp
|
Phải ở luôn trong thành trọn đời Thầy Tế lễ Thượng
phẩm
|
Phải luôn ở trong Chúa trọn đời
|
3. Sự vâng lời của Giô-suê và Y-sơ-ra-ên (20:7-9)
“Vậy, dân Y-sơ-ra-ên để riêng ra Kê-đe ở
Ga-li-lê tại trên núi Nép-ta-li; Si-chem tại trên núi Ép-ra-im, và
Ki-ri-át-A-ra-ba, tức là Hếp-rôn, ở trên núi Giu-đa’.
Nhìn
vào bản đồ có thể thấy, vị trí của sáu cái thành ẩn náu được chia đều cho khắp
cả xứ. Không có một sự phân chia ranh giới trong các thành, tất cả mọi người
trong các chi phái, kể cả người ngoại bang thuộc Y-sơ-ra-ên. Ai cũng có thể tìm
đến bất cứ thành ẩn náu nào gần nhất mà mình có thể. Thầy Tế lễ có quyền xét xử
tất cả mọi người dân Y-sơ-ra-ên không phân biệt thuộc chi phái nào. Cũng vậy, về phương diện thuộc linh Hội
thánh là nơi không có sự phân biệt giai cấp hay chủng tộc màu da, tất cả những
tội nhân có thể chạy đến và tìm thấy sự yêu thương và tha thứ trong Chúa (Côl
3:11)
B. Những Thành Phố Dành
Cho Người Lê vi (21:1-45)
1. Yêu cầu của chi phái Lê vi về việc cấp cho họ những
thành phố (21:1-2)
Như đã nói trong bài trước, Đức Chúa Trời biệt riêng chi
phái Lê vi để phục vụ công việc của đền tạm. Người Lê vi không được cấp cho sản
nghiệp trong đất, “vì Giê-hô-va
Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên là sản nghiệp của chi phái ấy”. Tuy
nhiên để giúp cho người Lê vi được hưởng những quyền lợi tối thiểu giống như
anh em mình. Đức Chúa Trời truyền các chi phái biệt riêng ra những thành phố và
một phần đất nhỏ chung quanh để người Lê vi có thể ở và chăn nuôi bầy gia súc của
mình.
Khác
với việc Chúa chủ động nhắc lại mạng lệnh về việc tiếp tục biệt riêng những cái
thành ẩn náu. Ở đây chính những người Lê vi “đến gần thầy tế lễ Ê-lê-a-sa, Giô-suê, con trai của Nun, và các trưởng
tộc của những chi phái Y-sơ-ra-ên” đưa ra lời đề nghị. Họ nhắc lại lời hứa mà
Môi-se đã hứa như một bằng cớ để thuyết phục các chi phái khác. Rất có thể đã
có một sự chậm trể trong việc thực hiện sự công bình dành cho người Lê vi. Kết
quả, đã có một cuộc hội nghị đã diễn ra tại Si lô, tại hội nghị, yêu cầu của
người Lê vi được thỏa đáp. Y-sơ-ra-ên tiếp tục biệt riêng ra đủ số những thành
phố dành cho người Lê vi. Một lần nữa công lý được thực thi, Y-sơ-ra-ên bày tỏ
sự công chính của mình khi vâng theo mạng lệnh của Chúa. Việc cấp những cái
thành cho người Lê vi như một minh chứng, người hầu việc Chúa cũng cần được hưởng
những quyền lợi tối thiểu giống như anh em mình.
2. Y-sơ-ra-ên vâng lời Chúa phân phát những thành phố
cho người Lê vi (21:3-45)
Dân
Y-sơ-ra-ên vâng theo mạng lệnh của Chúa biệt riêng một số thành phố trong xứ
cho người Lê vi. Tùy theo các chi tộc của họ, các thành phố được chia đều cả ba
miền Trung Nam và Bắc và hai phía sông Giô-đanh.
-
“Họ hàng Kê-hát, những con cháu của thầy tế lễ A-rôn về dòng
Lê-vi bắt thăm được mười ba thành bởi trong chi phái Giu-đa, chi phái Si-mê-ôn,
và chi phái Bên-gia-min.” Dòng dõi A rôn được ưu tiên cấp cho những thành thuộc
miền Trung, ngoại trừ Giê-ru-sa-lem.
-
“Còn những
con cháu khác của Kê-hát, theo thăm được mười cái thành của chi phái Ép-ra-im,
của chi phái Đan, và của phân nửa chi-phái Ma-na-se.”
-
“Con
cháu Ghẹt-sôn, theo thăm được mười ba cái thành của chi phái Y-sa-ca, của chi
phái A-se, của chi phái Nép-ta-li, và của phân nửa chi phái Ma-na-se ở Ba-san.”
-
“Con
cháu Mê-ra-ri, tùy theo những họ hàng của chúng, được mười hai cái thành của
chi phái Ru-bên, của chi phái Gát, và của chi phái Sa-bu-lôn.”
III. Giải Quyết
“Những Xung Đột Chung Quanh Cái Bàn Thờ”
(22:1-34)
A. Khen Thưởng
Cho Người Đã Hoàn Thành Nghĩa Vụ (22:1-9)
Khi bắt
đầu cuộc chiến, Giô-suê truyền cho chi phái Ru bên, Gát và phân nửa chi phái Ma
na se để gia đình mình tại xứ, tất cả những “người mạnh dạn, phải cầm binh khí đi ngang qua trước anh em mình, và
giúp đỡ họ” (Giô 1:14). Hưởng ứng lời kêu gọi, các chi phái này đã cùng sát cánh với
anh em trong cuộc chinh chiến. Bây giờ, sau khi bình định cả xứ, họ cũng cần được
hưởng quyền lợi giống như các chi phái khác. Chúa truyền cho Giô-suê “gọi người Ru-bên, người Gát, và phân nửa chi
phái Ma-na-se”, cho phép
họ trở về với gia đình mình. Không quên dặn dò họ giữ mạng lệnh của Chúa, cùng
với những quà tặng là “của cải rất
nhiều, có lắm bầy súc vật, cùng vàng, bạc, đồng, sắt, và áo xống phủ phê”, tức những
chiến lợi phẩm mà họ có được khi chinh phục xứ.
Việc khen
thưởng cho người hoàn thành trách nhiệm mình nói lên nếp sống công bình chính
trực của người theo Chúa.
B. Giải Quyết Xung Đột (22:10-34)
1. Nguyên Nhân Xung Đột (22:10-12)
Người kể chuyện tiếp tục đưa ra câu chuyện về
“những xung đột chung quanh cái bàn thờ”. Thờ phượng Chúa là một nghĩa vụ
thiêng liêng và cao cả. Tất cả mọi người đều được quyền thờ phượng và được quyền
xây dựng những nơi thờ phượng cho mình. Tuy nhiên sự thờ phượng cần phải được
thực hiện trong sự kính sợ và tôn cao danh Chúa thay vì phô trương hình thức. Mọi
điều thực hiện trong sự thờ phượng cần được hài hòa và đem đến sự hiệp một với
anh em mình. Mọi hình thức phô trương trong thờ phượng không đem đến sự gây dựng
nhưng ngược lại, sẽ chỉ đem đến sự xung đột cho người thờ phượng. Đây cũng là
những gì đã xảy ra trong Y-sơ-ra-ên.
Chi phái Ru bên, Gát và 1/2 chi phái Ma na se
sau khi trở về xứ mình, họ hiệp nhau lập một cái bàn thờ để cho dân sự thờ phượng
Chúa. Có thể với sự giàu có dư dật, và cũng để thể hiện mình, họ làm một cái
bàn thờ có kích thước cao hơn những bàn thờ khác đã có. Điều này làm cho các
chi phái khác hiểu lầm là một sự bội đạo, nên đem quân đến hãm đánh.
2. Diễn biến sự xung đột (22:13-29)
a. Lời buộc tội của các chi phái bên này sông Giô-đanh
(22:13-20)
Một hội
đồng gồm đứng đầu là Thầy tế lễ Phi nê a, con trai của Ê lê a sa cùng với những
nhà lãnh đạo của mười chi phái (có cả phân nửa chi phái Ma na se bên này sông)
cùng đến để chất vấn những người lập bàn thờ. Lời buộc tội của họ dành cho các
chi phái bên kia sông là bất trung, bội đạo khi lập một bàn thờ khác ngoài đền
thờ đã có bên này sông. Họ nhắc lại câu chuyện lịch sử về sự bội đạo của Y-sơ-ra-ên,
thờ cúng Ba anh Phê ô và thông dâm cùng người nữ Mô áp, tai họa đã khiến cho
hai mươi bốn ngàn người ngã chết trong đồng vắng (Dân 25:1-9). Họ cũng đưa ra một
giải pháp, nếu như “đất nhận được là ô uế” (ám chỉ không phải là đất thánh) thì
hãy qua bên này sông và ở chung, nơi có đền tạm để thờ phượng Chúa, chớ không
được lập một bàn thờ khác ngoài bàn thờ đã có.
b. Lời biện minh của các chi phái bên kia sông
(22:21-29)
Đứng
trước lời buộc tội nặng nề và quyết liệt của các chi phái anh em. Người Ru bên,
Gát và phân nửa chi phái Ma na se đã làm cho sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn bằng
“lời đáp êm dịu” của mình.
1.
Chúa biết tấm lòng họ khi lập một bàn thờ mới
2.
Nếu họ có ý bội đạo, nguyện Chúa đòi lại của họ những
gì Ngài đã ban cho
3.
Việc lập bàn thờ là để ngăn ngừa tình trạng sa sút thuộc
linh có nguy cơ xảy đến trong tương lai vì ở bên này sông
4.
Cam kết sẽ không lìa bỏ Chúa khi thờ phượng nơi một đền
thờ “khác”.
c. Sự hòa giải (22:30-34)
Trước
một lời bào chữa đầy tính thiêng liêng và hợp lý, những chi phái bên này sông
chịu thuyết phục mà dừng lại ý định chinh phạt của mình. Bầu không khí vui vẽ
hiệp một được tái lập. Chi phái Ru bên, Gát và phân nửa chi phái Ma na se đặt
tên cái bàn thờ mình đã lập là bàn thờ “Ết”, có nghĩa là bàn thờ “chứng”, vì nó
làm chứng về ơn lành của Chúa đối với họ.
Câu
chuyện về “những xung đột chung quanh cái bàn thờ” là một câu chuyện lý thú. Một
lần nữa nó khẳng định sự công bình thật của con dân Chúa. Đức Chúa Trời là
thành tín, Ngài chẳng những ban đất cho Y-sơ-ra-ên như đã hứa, nhưng Ngài còn
giúp họ sống hòa thuận với anh em mình. Câu chuyện cũng là một sự dạy dỗ cho những
người thờ phượng chung quanh cái bàn thờ. Điều quan trọng không phải là những
gì bày tỏ bên ngoài, nhưng là tấm lòng bên trong. Đừng nên đoán xét anh em mình
khi có sự khác biệt, nhưng phải cảm thông nhau, như vậy, mới có thể sống và hưởng
phước lâu dài trong đất.
IV. Lời Từ Biệt Của
Giô-suê, Một Người Công Chính (23:1-24:34)
Giống
như hồi kết của một câu chuyện có hậu. Phần kết thúc của sách được tác giả dành
cho lời từ biệt của Giô-suê, nhân vật chính của câu chuyện, một người công chính đúng nghĩa trong ngày lễ
hưu hạ của ông.
Có cả
thảy hai bài giảng của Giô-suê được ghi chép lại. Bài thứ nhất dành cho giới
lãnh đạo, bao gồm “các trưởng
lão, các quan trưởng, các quan xét, và các quan tướng”(23:2). Bài thứ hai
dành cho “các chi phái
Y-sơ-ra-ên, các trưởng lão
Y-sơ-ra-ên, các quan trưởng, các quan xét, và các quan tướng”(24:1).
Nhiều
người coi đây là hai bài giảng đã làm cho Giô-suê được sánh ngang với những
nhân vật lỗi lạc khác trong Thánh Kinh như Môi-se và Sa mu ên. Bài giảng hùng hồn
nói lên sự “kết thúc tốt đẹp” của một người tin cậy và vâng lời Chúa.
A. Bài Giảng Thứ Nhất (23:1-16)
- Chủ đề: “Đức Chúa Trời Thành Tín Giữ Lời Giao
Ước”
- Ý chính: Đức Chúa Trời Thành Tín Giữ Lời Giao
Ước ban đất hứa cho Y-sơ-ra-ên, để hưởng được lâu dài, họ phải hết lòng vâng
theo lời Ngài.
Bố cục:
Dẫn nhập (c.2b): “Ta là lão già đã cao tuổi rồi.”
I.
Đức Chúa Trời Thành Tín Giữ Lời Giao Ước (c.3-5)
a.
Đức Chúa Trời thực hiện lời giao ước Ngài qua việc ban
đất hứa (c.3-4)
b.
Ngài sẽ còn tiếp tục giúp đỡ họ đánh đuổi kẻ thù (c.5)
II.
Mạng Lệnh Phải Trung Tín Làm Theo Lời Chúa (c.6-13)
a.
Phải trung tín làm theo lời Chúa (c.6-11)
b.
Nếu không vâng theo sẽ bị hình phạt (12-13)
Kết luận (c.14-16):
Nhắc
lại lời từ giã và kêu gọi làm theo lời Chúa.
B. Bài Giảng Thứ Hai (24:1-34)
Có thể
cơ hội thứ hai mà Giô-suê giảng lời giảng thuyết của mình. Có người cho rằng
ông nói trong ngày lễ hưu trí của mình. Căn cứ vào câu “Khi Đức Giê-hô-va ban sự an nghỉ cho
Y-sơ-ra-ên từ lâu rồi”, một số nhà giải nghĩa cho rằng có thể việc Giô-suê
nghỉ hưu xảy ra khoảng trên dưới hai mươi năm sau khi bình định cả xứ. Bài giảng
này cũng được giảng cho một đối tượng khác hơn bài giảng trước, dành cho cả
Y-sơ-ra-ên bao gồm cả dân sự của mười hai chi phái và tất cả những người lãnh đạo.
Chủ đề:
Tái Lập Giao Ước
Ý
Chính: Đức Chúa Trời Thành Tín ban đất Cho Y-sơ-ra-ên như Ngài đã hứa,
Y-sơ-ra-ên cần phải tái cam kết vâng theo mạng lệnh Chúa.
Bố cục:
Dẫn nhập:
“Giê-hô-va Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên có phán
như vầy”
A. Đức Chúa Trời Thành Tín Giữ Lời Giao Ước (24:1-13)
I. Đức Chúa Trời Thành Tín ban đất hứa cho dòng
dõi Áp-ra-ham (c.2-4)
II. Đức Chúa Trời Thành Tín ban đất hứa cho
Môi-se (c.5-10)
III. Đức Chúa Trời
Thành Tín ban đất hứa cho Giô-suê và Y-sơ-ra-ên (c.11-13)
B. Lời Kêu Gọi Đến Sự Tái Lập Giao Ước (24:14-15)
I. Nội dung giao ước (14)
II. Quyền tự do của người cam kết trong giao ước
(c.15a)
III. Quyết tâm thực
hiện giao ước của Giô suê (c.15b)
C. Sự Đáp Ứng Của Y-sơ-ra-ên, sự qua đời của Giô-suê
và Thầy Tế lễ Ê lê a sa (24:16-34)
Hưởng
ứng lời kêu gọi đầy nhiệt quyết của Giô-suê, cả dân sự quyết tâm tái cam kết thực
hiện giao ước trước mặt Chúa. Giô-suê đại diện cho cả dân sự cam kết hết lòng
thành tâm trung tín với Chúa, tiếp tục dẹp bỏ cả thần tượng còn lại trong xứ.
[1] Có hai loại thành phố được KT đề cập: Thành phố,
nơi đô hội của tội lỗi do dòng dõi Ca in thiết lập (Sáng 4:17-24) , và thành phố,
nơi phước hạnh vui thỏa mà Chúa ban cho con cái Ngài (Khải 21:1-27)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét