BÀI 8
Thắng Hơn Những Vị Vua
Trong
Lòng Bạn
Giô-suê 10:1-12:24
Mỗi người đều có ít nhất một vị vua
trong … lòng mình.
Dĩ
nhiên, vua là người ngồi trên ngôi cao nhất. Vua có quyền ra lệnh. Vua cai trị,
điều khiển mọi hoạt động của đất nước mình. Vua trong lòng người cũng vậy, vua
cai trị, điều khiển mọi hoạt động trong đời sống của người ấy.
Có
nhiều vua: Vua là “cái bụng” của mình (Phi 3:19). Vua là những dục vọng, ham muốn
xác thịt của mình (I Phi 1:14). Vua là thần tượng, hay một giá trị nào đó chúng
ta đang theo đuổi mà … không phải là Chúa.
Để chiếm được một đất nước, việc trước
tiên là phải đánh bại vua. Cũng vậy, để đắc thắng cho Đức Chúa Trời, việc trước
tiên là phải đánh bại vị những vị vua trong lòng mình.
Sau
khi học được những bài học đau thương tử cuộc chiến với dân Ga-ba-ôn. Người kể
chuyện tiếp tục kể lại thể nào việc Giô-suê và Y-sơ-ra-ên tiếp tục đánh bại những
vị vua đang cai trị trong xứ. Trước hết là liên minh các vua miền Nam, đứng đầu
là A-đô-ni-Xê-đéc, vua
Giê-ru-sa-lem. TiẾp theo là liên minh các vua miền Bắc, đứng đầu là Gia bin,
vua Hát so. Chiến dịch được hoàn tất, cuộc chiến tranh tạm khép lại với quyền
kiểm soát hoàn toàn thuộc về Giô-suê và dân sự Đức Chúa Trời.
Bài
học về việc Giô-suê đánh bại các vị vua giúp chúng ta liên tưởng đến một kẻ thù
thuộc linh khác, đó là những vị vua trong lòng của một người theo Chúa. Một người
có thể thắng hơn ma quỉ (Giê-ri-cô), tội lỗi (A-hi) hay thế gian (Ga-ba-ôn) …
Nhưng cuộc chiến thuộc linh trong lòng con dân Chúa vẫn chưa chấm dứt cho đến
khi tất cả những vị vua trong lòng họ bị truất phế. Bài học “Thắng Hơn Những Vị
Vua Trong Lòng Bạn” một lần nữa khẳng định chân lý: Đức Chúa Trời là Đấng
Thành Tín sẵn lòng phước hạnh cho con dân Ngài. Nhưng để nhận được, họ phải tin
cậy vâng lời, triệt hạ tất cả những vị
vua vô hình đang cai trị trong lòng mình.
I. Cấu Trúc: Giô-suê 10:1-12:24
Câu
chuyện được chia làm ba phần rõ rệt:
1. Đánh bại A-đô-ni-Xê-đéc và liên minh các vua miền Nam
(10:1-43).
2. Đánh bại Gia bin và liên minh các
vua miền Bắc (11:1-23).
3. Bảng tổng kết toàn chiến dịch
(12:1-24).
Khác hẳn với cuộc chiến tại A-hi và
Ga-ba-ôn, người thuật chuyện cho thấy những chiến thắng dòn dã của Giô-suê và
dân Y-sơ-ra-ên. Sau những thất bại do thiếu sự cầu hỏi Chúa, có lẽ Giô-suê đã học
được bài học tin cậy và vâng lời. Trong phần này, những cụn từ như: “ta đã phó
chúng nó vào tay ngươi”, “Đức Giê-hô-va
chiến cự”, “Giô-suê bèn làm y như
Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên đã truyền dặn” v.v… được lặp lại nhiều lần, khẳng định mục
đích của sách. Đức Chúa Trời là Đấng Thành Tín sẵn lòng ban đất hứa cho con
dân Ngài. Để chiến thắng chúng ta phải hết lòng tin cậy và vâng lời.
BẢNG SO SÁNH HAI CUỘC CHIẾN
TRANH
NỘI DUNG
|
CUỘC CHIẾN CHỐNG LIÊN MINH MIỀN NAM
|
CUỘC CHIẾN CHỐNG LIÊN MINH MIỀN BẮC
|
NHẬN DIỆN KẺ THÙ
|
A-đô-ni Xê-đéc, vua
Giê-ru-sa-lem (Đức Chúa Trời là sự công bình của tôi). Hô-ham, (Người mà Đức Giê-hô-va ép buộc, xô
đẩy). Gia-phia (Đức Chúa Trời sẽ khiến nó chói sáng). Đê-bia (Nơi tôn nghiêm,
chùa chiềng, nhà thờ).
|
Gia bin, vua Hát so
(Đức Chúa Trời nhìn thấy). Giô báp (người gào thét, kêu lanh lãnh). Sim rôn (canh
giữ) cùng với con cháu của Ca-na-an (dòng dõi bị rủa sả).
|
MƯU KẾ KẺ THÙ
|
Liên kết lại, không
tấn công trực diện, tấn công vào đồng minh của Y-sơ-ra-ên.
|
Nhờ vào số đông với
ngựa và xe, tấn công trực diện, quyết chiến cùng Y-sơ-ra-ên.
|
SỰ CAN THIỆP CỦA CHÚA
|
Đức Chúa Trời can
thiệp vào thiên nhiên, khiến mưa đá rơi xuống, khiến mặt trời dừng lại …
|
Giô-suê và
Y-sơ-ra-ên chiến đấu theo lệnh Chúa.
|
BÍ QUYẾT ĐẮC THẮNG
|
Tin cậy vâng lời
|
Tin cậy vâng lời
|
Không hung dữ gian ác như Giê-ri-cô,
cạm bẫy như A-hi, hay mưu mô xảo quyệt như Ga-ba-ôn. Kẻ thù lần này hiện thân
như một điều gì đó rất tốt đẹp, nhưng nghịch lại Đức Chúa Trời và dân sự Ngài. Ẩn
chứa một sự dạy dỗ thuộc linh quí báu cho Hội Thánh ngày nay.
II. Đánh Bại A-đô-ni
Xê-đéc và Liên Minh Các Vua Miền Nam (10:1-43).
1. Nhận diện kẻ thù: (c.1-3)
.
A-đô-ni-Xê-đéc là vua tại
Giê-ru-sa-lem. Tên A-đô-ni-Xê-đéc có nghĩa là “Chúa của tôi là công bình” (My Lord is righteous). Nhiều
người cố liên kết A-đô-ni-Xê-đéc với Thầy tế lễ Mên chi Xê đéc, vua Sa-lem, người đã nhân danh Đức Chúa
Trời chúc phước cho Áp-ra-ham sau khi ông đánh bại Kết-rô-Lao-me để giải cứu Lót (Sáng 14:18-20),
nhưng không có một bằng chứng nào rõ rệt để chứng minh mối liên hệ của họ.
.
Có thể có một mối liên hệ nào đó giữa A-đô-ni-Xê-đéc và Mên chi Xê đéc. Ít nhất là vì cả hai cùng ở
Giê-ru-sa-lem. Một người là vua, một người là Thầy Tế lễ tối cao, người từng được
ví sánh với chức vụ Tế lễ của Chúa Giê-xu (Hê 7:3). Tuy nhiên giữa hai người có
sự khác nhau rất rõ rệt, một đàng thì nhân danh Chúa chúc phước cho dân sự Chúa
còn một đàng thì tìm cách chống lại họ.
.
Khi nghe tin Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên đã đánh bại A-hi, kết thân với Ga-ba-ôn,
A-đô-ni-Xê-đéc cảm thấy
rất sợ hãi. Vua “sai người đi nói cùng Hô-ham, vua Hếp-rôn, cùng
Phi-ram, vua Giạt-mút, cùng Gia-phia, vua La-ki, cùng Đê-bia, vua Éc-lôn, mà rằng:
4 Hãy đi lên đến ta mà tiếp cứu ta, và đánh thành Ga-ba-ôn; vì nó đã
lập hòa cùng Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên. 5 Vậy, năm vua A-mô-rít, tức
là vua Giê-ru-sa-lem, vua Hếp-rôn, vua Giạt-mút, vua La-ki, và vua Éc-lôn nhóm
hiệp, kéo lên cùng hết thảy quân lính mình, đóng trại trước Ga-ba-ôn, và hãm
đánh thành.”
. Tên Hô-ham có nghĩa là “Người mà Đức
Giê-hô-va thúc giục, xô đẩy” (Whom Jehovah impels). Tên Phi-ram có nghĩa là “con lừa rừng” (wild
ass). Tên Gia-phia có nghĩa là “Đức Chúa Trời chiếu sáng” (shining) và tên
Đê-bia có nghĩa là “Nơi tôn nghiêm” “nơi
thánh” (sanctuary: chùa chiềng, nhà thờ).
. Có thể đây là những tước hiệu của
họ. Khi lên ngôi, để cho thần dân thêm lòng kính trọng, các vua thường lấy một
tước hiệu nào đó có ý nghĩa tốt đẹp để khiến thần dân yêu mến mình. Điều đáng
ngạc nhiên là các vua trong liên minh miền Nam đều có những tước hiệu chứa đựng
những ý nghĩa tốt đẹp, rất gần gũi với Đức Chúa Trời. Điều này cũng dể hiểu.
Như đã nói, Giê-ru-sa-lem vốn là một thủ đô tôn giáo. Nhiều trăm năm trước, con
cháu Nô ê đã đến chiếm cứ và sinh sống. Trong thời Áp-ra-ham, Thầy Tế lễ Mên
chi xê đéc từ Giê-ru-sa-lem đi ra nhân danh Đức Chúa Trời chúc phước cho ông.
Tuy nhiên, rất có thể, sau nhiều năm trôi qua, đức tin nơi Đức Chúa Trời chỉ
còn lại là một niềm tin tôn giáo mà thôi. Các dân tộc tại Giê-ru-sa-lem trong
thời Giô-suê, dẫu vẫn còn danh nghĩa là thờ phượng Đức Chúa Trời, nhưng đầy dẫy
sự gian ác và thờ phượng các tà thần khác. Điều này giải thích tại sao họ nhân
danh Chúa để chống lại Chúa.[1]
. Cho nên, nếu như gọi liên minh các
vua miền Trung là “liên minh ma quỉ” (xem bài 7), thì cũng tương tự, có thể gọi
liên minh của các vua miền Nam vừa kể là một “liên minh tôn giáo”, tức một hệ
thống tôn giáo trông dường như tốt đẹp nhưng không có Chúa ở cùng.[2]
. Tệ hơn nữa, họ hiệp nhau để chống
lại Đức Chúa Trời.
.
Người thế gian đồng hóa Hội Thánh Đức Chúa Trời với các tôn giáo khác[3].
Thật ra Chúa Giê-xu đến trần gian không phải để thiết lập một tôn giáo mà là chịu
chết để chuộc tội loài người. Cơ đốc giáo có hình thức bề ngoài giống như một
tôn giáo nhưng là một tôn giáo phi tôn giáo. Tôn giáo không cứu người nhưng chỉ
có Chúa mới cứu người và đem phước hạnh đến cho họ. Hội Thánh Đức Chúa Trời
ngày nay cần phải học tập để thoát khỏi tinh thần tôn giáo ngay trong chính nơi
mà mình phục sự Chúa.
2. Chiến thuật của liên minh A-đô-ni-Xê-đéc: (c.4-5)
.
Điều đáng nói ở đây chính là cách mà A-đô-ni-Xê-đéc dùng để chống lại dân Y-sơ-ra-ên. A-đô-ni-Xê-đéc
nói cùng các vua trong liên
minh của mình “Hãy đi lên … đánh thành Ga-ba-ôn; vì nó đã lập hòa cùng Giô-suê và dân
Y-sơ-ra-ên”. A-đô-ni-Xê-đéc không chống lại dân Y-sơ-ra-ên, nhưng chống lại
những lợi ích của Y-sơ-ra-ên. A-đô-ni-Xê-đéc tức giận vì dân Ga-ba-ôn không còn phục vụ họ
mà phục vụ Y-sơ-ra-ên. Người kể chuyện cho biết lý do họ không dám tiến đánh
Y-sơ-ra-ên là vì “sợ hãi”. Họ không dám chống lại dân Y-sơ-ra-ên nhưng chống lại
những lợi ích của Y-sơ-ra-ên.
.
Cũng vậy, trong cuộc chiến thuộc linh. Những vị vua trong lòng con cái Đức Chúa
Trời thường không công khai chống lại Ngài, nhưng tìm cách chống lại những lợi
ích của Ngài. Ma quỉ dùng “tinh thần tôn giáo” để chiếm dụng tấm lòng, thời
gian cùng sức lực của Cơ-đốc nhân, khiến họ phục vụ cho lợi ích của tôn giáo
thay vì Chúa.
.
Điều này còn giải thích tại sao, khi can thiệp vào cuộc chiến, Đức Chúa Trời lại
khiến cho thời gian dừng lại cho đến chừng nào dân Y-sơ-ra-ên hoàn toàn đánh bại
kẻ thù.
2. Sự can thiệp của Chúa:(c.6-27)
.
Người kể chuyện tiếp tục thuật lại thể nào việc Đức Chúa Trời can thiệp một
cách tích cực vào cuộc chiến. “Đức Giê-hô-va làm cho chúng nó vỡ chạy
trước mặt Y-sơ-ra-ên, khiến cho bị đại bại gần Ga-ba-ôn… Khi chúng nó
chạy trốn trước mặt Y-sơ-ra-ên và xuống dốc Bết-Hô-rôn, thì Đức Giê-hô-va khiến
đá lớn từ trời rớt xuống cả đường cho đến A-xê-ca, và chúng nó đều bị chết. Số
những người bị chết về mưa đá nhiều hơn số những người bị dân Y-sơ-ra-ên giết bằng
gươm.”
.
Sau đó, khi nhận thấy không còn thì giờ đủ để chiến thắng. Giô-suê đã kêu cầu
cùng Chúa. Đức Chúa Trời khiến cho “Mặt trời dừng lại giữa trời, và
không vội lặn ước một ngày trọn”.
Đức Chúa Trời chẳng những can thiệp bằng cách làm cho mưa (một biểu tượng của
ơn phước) trở nên cứng như đá rơi xuống làm chết họ, mà còn làm cho dòng chảy của
thời gian dừng lại cho đến khi họ tận diệt kẻ thù mình.
.
Điều này thực sự là một việc lạ lùng và chưa từng có đến nổi người kể chuyện
cũng phụ họa “Từ trước và về sau, chẳng hề có ngày nào như ngày đó, là
ngày Đức Giê-hô-va có nhậm lời của một loài người; vì Đức Giê-hô-va chiến cự
cho dân Y-sơ-ra-ên”. Quả thật,
Đức Chúa Trời rất vui lòng khi con cái Ngài triệt hạ tất cả mọi vị vua gian ác
khỏi xứ. Ngài cũng rất vui lòng khi Cơ-đốc nhân ngày nay triệt hạ những hình tượng
gian ác ra khỏi tấm lòng họ.
3. Tận diệt
Khi
thấy quân đội của mình thua trận A đô ni Xê đéc và các vua khác đã chạy trốn
vào một hang đá tên là Ma-kê-đa. Tên Ma-kê-đa có nghĩa là “Nơi ở của những người chăn chiên”. Có thể
đây là nơi mà những người chăn chiên thường nghỉ ngơi khi dẫn bầy chiên mình đi
ăn. Giô-suê sai người dùng đá lớn lấp miệng hang lại và tiếp tục truy đuổi tàn
quân của họ. Khi đã tận diệt tàn quân, Giô-suê sai mở miêng hang đá, dẫn họ ra
và sai lính đạp chân lên cổ các vua ấy và giết đi. Trong ngày đó,
Giô-suê cũng chiếm lấy Ma-kê-đa, và dùng lưỡi gươm giết cả thành cùng vua nó.
III. Thắng Hơn Các Vua Miền Bắc (11:1-23)
1. Nhận Diện
Kẻ Thù
. Sau khi chiến thắng các vua miền
Nam, Giô-suê và Y-sơ-ra-ên thừa thắng xông lên, tiến chiếm các vua miền Bắc.
Cũng giống như liên minh miền Nam, Gia-bin, vua Hát-so “sai sứ giả đến cùng Giô-báp, vua
Ma-đôn, đến cùng Sim-rôn, vua Ạc-sáp, 2 cùng
các vua ở miền bắc, hoặc ở trên núi, trong đồng, miền nam Ki-nê-rết, xứ thấp,
hay là trên các nơi cao Đô-rơ về phía tây. 3 Lại
sai đến cùng dân Ca-na-an ở về phía đông và về phía tây, cùng dân A-mô-rít, dân
Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Giê-bu-sít ở trong núi, và đến cùng dân Hê-vít ở
nơi chân núi Hẹt-môn, trong xứ Mích-ba. 4 Các
vua nầy với hết thảy quân lính mình bèn kéo ra, một dân đông vô số, như cát nơi
bờ biển, có ngựa và xe theo rất nhiều”.
. Tên Gia bin có nghĩa là “Đức Chúa
Trời nhìn thấy”, Giô báp có nghĩa là “gào thét, kêu lanh lãnh”, Sim-rôn có
nghĩa là “việc canh giữ”. Cùng với hết thảy các vua thuộc hậu tự của Ca-na-an
như A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Giê-bu-sít ở trong núi… Đây là những dân tộc đã bị Chúa rủa
sả vì lối sống xác thịt của họ.
.
Tương tự như liên minh miền Nam, nhưng liên minh miền Bắc khác hơn một chút. Họ
cai trị “trên núi, trong đồng, miền nam Ki-nê-rết, xứ thấp, hay là trên
các nơi cao Đô-rơ về phía tây”.
Đây là những vùng rừng núi hiểm trở miền Bắc Ca-na-an. Các dân tộc này thường
làm cho mình những nơi thờ phượng trên núi cao. Nhiều trăm năm sau đó, dân
Y-sơ-ra-ên vẫn không trừ diệt được những miếu thờ thần tượng này (I Vua 15:14,
22:44, II Vua 12:3, 14:4, 15:4 …) Đây cũng là nguyên nhân của rất nhiều những rắc
rối xảy đến cho họ.
.
Thánh Kinh thường dùng cụm từ “những nơi cao” để chỉ về những tội lỗi đồn trú
trong tâm trí, hoặc trong suy nghĩ của con cái Chúa. “Vả, những khí giới
mà chúng tôi dùng để chiến tranh là không phải thuộc về xác thịt đâu, bèn là bởi
quyền năng của Đức Chúa Trời, có sức mạnh để đạp đổ các đồn lũy: 5 Nhờ khí giới đó chúng tôi đánh đổ các lý luận,
mọi sự tự cao nổi lên nghịch cùng sự hiểu biết Đức Chúa Trời, và bắt hết các ý
tưởng làm tôi vâng phục Đấng Christ” (II Cor 10:4-5).
.
Liên minh miền Bắc và những ý nghĩa tốt đẹp của nó hình bóng về những lý tưởng,
chủ nghĩa dường như tốt đẹp điều hướng mọi hoạt động của con cái Chúa nhưng
không làm vinh hiển Ngài.
2. Mưu kế của
kẻ thù:
Khác
với liên minh miền Nam, liên minh miền Bắc ỷ vào số đông và ngựa xe, kéo đến tấn
công trực diện với Y-sơ-ra-ên. Cuộc chiến với liên minh miền Bắc là một cuộc
quyết chiến để phân thắng bại, hơn thua. Kẻ thắng sẽ cai trị trong nơi cao nhất,
kẻ thua sẽ phải chịu khuất phục và giết đi.
Lịch
sử Hội Thánh cho thấy, đã có rất nhiều những chủ nghĩa, lý luận nổi lên để dẫn
dụ con cái Đức Chúa Trời, khiến họ sai lạc đường lối Chúa. Tà giáo khiến cho
con cái Đức Chúa Trời đánh mất niềm tin
chân thật nơi Đức Chúa Trời, sống sai trật mục đích của đời sống mình. Nó cần
được loại bỏ ra khỏi Hội Thánh cũng như tấm lòng con cái Chúa.
3. Sự can
thiệp của Chúa:
Cũng
vẫn với chủ đề chung, chiến thắng là do Chúa ban cho, nhưng Giô-suê và
Y-sơ-ra-ên phải dùng sức lực mình để chiến đấu. Đức Chúa Trời không can thiệp
tích cực giống như cuộc chiến với liên minh miền Nam, nhưng ban cho con cái
Ngài sức mạnh để chiến thắng. Dân Y-sơ-ra-ên đánh bại liên minh miền Bắc và sau
đó tiến chiếm Hát so, tận diệt tất cả những dân cư trong thành theo y như lời Đức
Chúa Trời phán dặn. Xứ được bình tịnh, không còm giặc giả. Giô-suê và
Y-sơ-ra-ên hoàn tất cuộc chinh phục của mình.
IV. Bảng Tổng
Kết
Người
kể chuyện tiếp tục câu chuyện bằng việc tổng kết những chiến công của
Y-sơ-ra-ên. Trong bảng tổng kết cũng nhắc đến thành quả của Môi-se khi ông đánh
thắng các vua bên kia sông Giô-đanh. Đây là địa phận cũng đã ban cho người Ru-bên, người Gát,
và phân nửa chi phái Ma-na-se làm sản nghiệp (12:6).
Ngoài
ra có cả thảy ba mươi mốt vua khác bên này sông Giô-đanh đã bị Giô-suê và dân
Y-sơ-ra-ên tận diệt. Quả thật là một cuộc chiến oai hùng.
[1] Chính Chúa Giê-xu cũng đã bị những người Pha ri
si, Thầy Thông giáo nhân danh Đức Chúa Trời để chống lại Ngài.
[2]
Có thể so sánh những thế lực
chống lại dân Y-sơ-ra-ên trong Giô-suê với thế lực chống đối Đức Chúa Trời
trong ngày sau rốt theo Khải Huyền 16:13 “con rồng, con thú và tiên tri giả”.
[3]
Hiến pháp của Nhà Nước VN phân
biệt rõ ràng hai thành phần xã hội: Tín ngưỡng và Tôn giáo. Tín ngưỡng là nhóm
thờ cúng theo văn hóa (thờ cúng ông bà, tổ tiên, đình miếu …), nhưng tôn giáo
là những tồ chức có giáo lý hẳn hoi, trong đó có Tin Lành.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét